Xử lý nước thải bệnh viện nhi
Nước thải bệnh viện ngoài ô nhiễm thông thường như nước thải sinh hoạt của cán bộ viên chức, của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nước lau sàn nhà, bể phốt của các khu điều trị (ô nhiễm hữu cơ), nước trong mùa mưa còn có thể nhiễm những hóa chất phát sinh trong quá trình chuẩn đoán và điều trị bệnh như các chế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các đồng vị phóng xạ, các khu xét nghiệm, phòng mổ. Bên cạnh đó, nước thải bệnh viện nguy hiểm về phương diện vệ sinh dịch tễ bởi trong nước thải bệnh viện có chứa các loại vi trùng, động vật nguyên sinh gây bệnh, trứng giun, virut….từ máu, dịch, đờm, phân của người mang bệnh vì vậy năm 2018 bộ y tế quy định tất các các bệnh viện, phòng khám liên quan đến lĩnh vực y tế đều phải có hệ thống xử lý nước thải với quy trình công nghệ xử lý nước thải có quy mô chất lượng
Thành phần nước thải bệnh viện:
Nhóm |
Thành phần |
Nguồn phát sinh |
Các chất ô nhiễm hữu cơ, các chất vô cơ |
Cacsbonhydrat, protein, chất béo nguồn gốc động vật và thực vật, các hợp chất nitơ, phốtpho | Nước thải sinh hoạt cyar bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, khách vãng lai và cán bộ công nhân viên trong bệnh viện |
Các chất tẩy rửa | Muối của các axit béo bậc cao | Xưởng giặt của bệnh viên |
Các loại hóa chất | – Formaldehyde
– Các chất quang hóa học – Các dung môi gồm các hợp chất Halogen như cloroform, các thuốc mê sốc hơi như Halothan, các hợp chất khác như xylen, axeton – Các chất hóa học hỗn hợp: gồm các dịch làm sạch và khử khuẩn – Thuốc sử dụng cho bệnh nhân |
Sử dụng trong khoa giải phẫu bệnh, tiệt khuẩn, ướp xác và dùng bảo quản các mẫu xét nghiệm ở một số khoa
Có trong dung dịch dùng cố định và tráng phim Sử dụng trong quá trình điều trị, chuẩn đoán bệnh |
Các vi khuẩn, virut, ký sinh trùng gây bệnh |
Vi khuẩn: Salmonalla, Shigella, Vibrio, Cholorae, Coliorm, tụ cầu, liên cầu, Virus đường tiêu hóa, virus bại liệt, nhiễm các loại ký sinh trùng, amip và các loại nấm | Có trong máu, dịch, đờm, phân của người mang bệnh |
Sơ đồ xử lý nước bệnh viện thải tổng quan:
Sơ đồ xử lý nước thải bệnh viện
Nguyên lý hoạt động hệ thống xử lý nước thải bệnh viện:
– Hố thu -SRC: Loại bỏ các tạp chất nổi và lơ lửng có kích thước lớn
Nước thải từ các nguồn phát thải theo đường ống thu gom chảy về hố thu- song chắn rác đặt trước bể điều hòa. Song chắn rác có tác dụng loại bỏ những vật liệu nổi lơ lửng có kích thước lớn trong nước thải như giẻ, giấy…Những tạp chất này có thể gây tắc nghẽn đường ống, làm hỏng máy bơm. Rác định ký được vớt lên bằng thủ công rồi đem đi chôn lấp tại nơi quy định, nước thải sau khi tách rác được chảy về bể điều hòa
– Bể chứa – điều hòa: làm đồng đều lưu lượng và thành phần nước thải:
Trong bể chứa điều hòa có lắp đặt hệ thống khuấy trộn bằng thủy lực nhằm tăng cường mức độ đồng đều của nước thải về thành phần trước khi vào các công đoạn xử lý tiếp theo. Việc khuấy trộn còn có tác dụng chống lắng cặn lơ lửng để tránh làm giảm thể tích làm việc hữu ích của bể và tránh được hiện tượng phân hủy yếm khí trong thời gian nước thải lưu tại bể, điều này phát sinh mùi khó chịu.
Công trình xử lý nước thải bệnh viện đã hoàn thành
– Bể keo tụ lắng:
Từ bể điều hòa, nước thải được bơm vào ngăn trộn keo tụ. Hóa chất cần thiết (ở đây dụng keo tụ PAC) được đưa vào nhờ bơm định lượng và khuấy trộn đều với nước thải bằng cơ cấu trộn thủy lực. Tại đây các bông keo tụ được hình thành và lắng xuống đáy bể.
Để tăng cường quá trình phát triển của bông keo tụ, tại đây có thể đưa thêm chất trợ keo tụ Polymer vào buồng phản ứng tạo bông ở giữa bể lắng. Trong cùng lắng của bể, các hạt cặn lơ lửng có trong nước thải sẽ liên kết với các bông keo tụ làm cho kích thước của chúng ngày càng lớn và dưới tác dụng của trọng lực sẽ bị lắng xuống dưới đáy bể. Nước trong sau khi lắng tràn vào máng thu nước, theo đường ống dẫn chảy vào bể xử lý sinh học. Cặn bùn lắng xuống đáy bể định kỳ xả về bể chứa bùn qua đường ống xả bùn lắp ở đáy bể.
– Bể xử lý sinh học hiếu khí: Loại bỏ các tạp chất sinh học hữu cơ hòa tan
Nước thải từ bể lắng sơ cấp đi vào bể được phân phối đều trên diện tích của bể. Dòng nước thải đi từ trên xuống tiếp xúc với khối vật liệu lọc có vi khuẩn hiếu khí dính bám. Chất hữu cơ hòa tan trong nước thải được hấp thụ và phân hủy, bùn cặn được giữ lại trong khe rỗng của nước vật liệu lọc. Nước đi qua lớp vật liệu lọc rồi chảy vào khoang ở đáy bể. Từ đây nước được dẫn sang bể lắng thứ cấp.
Modul xử lý nước thải bệnh viện
– Bể lắng thứ cấp: Tách thành bùn hoạt tính
Từ bể lọc sinh học hiếu khí, nước lẫn bùn hoạt tính chảy vào bể lắng thứ cấp. Bùn hoạt tính được lắng xuống đáy bể và định kỳ được bơm hút xả về bể phân hủy bùn. Bơm bùn được điều khiển bằng rơle thời gian, hoạt động từ 2-3 phút/ lần, chu kỳ lặp lại là 60 phút. Nước trong sau khi tách bùn hoạt tính chảy vào bể khử trùng.
– Bể khử trùng: tại bể khử trùng, nước thải được trộn với hóa chất khử trùng được cấp vào nhờ bơm định lượng. Nước đã khử trùng sẽ đạt tiêu chuẩn thải và xả ra ngoài.
Liều lượng sử dụng là 1- 4 mg/l nước thải tương đương với lưu lượng bơm định lượng là 10 l/h. Lưu lượng này có thể điều chỉnh khi phân tích hàm lượng clo dư trong nước thải ở đầu ra xử lý.
– Bể phân hủy bùn: bùn cặn lắng từ bể lắng sơ cấp và bùn hoạt tính từ bể lắng thứ cấp được đưa về bể phân hủy yếm khí. Tại đây dưới tác dụng của hệ vi sinh vật yếm khí, bùn cặn được phân hủy làm cho thể tích bùn giảm đi nhiều và định ký được hút chở đy nơi khác. Nước trong từ bể này quay trở lại bể chứa – điều hòa để xử lý lại.
Trên đây là quy trình xử lý nước thải bệnh viện cơ bản, liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn miễn phí và giá thành rẻ nhất về công nghệ tiên tiến trong xử lý nước thải của đơn vị doanh nghiệp bạn