Có bao nhiêu sự cố trong hệ thống xử lý nước thải và biện pháp khắc phục.

Ngày đăng: 13/09/2023 678 lượt xem
I. NGUYÊN NHÂN GÂY RA CÁC SỰ CỐ VÀ CÁC KHẮC PHỤC.
Điều quan trong trong hệ thống MBBR/IFAS là không cần phải tuần hoàn bùn hiếu khí lại như phương pháp Aerotank. Nhược điểm của việc tuần hoàn bùn là làm giảm đi sự hoạt động của vi sinh hiếu khí vì vi sinh phải nằm ở bể lắng, không có đưỡng khí, khi bơm bùn hoàn lưuvề bể aeroten làm cho vi sinh bị “shock” tải trọng, do đó hiệu quả xử lý sẽ không cao bằng phương pháp giá thể MBBR.

1. Mùi hôi nồng nặc (heavy bad odour)
** Phải xác định được là mùi hôi nằm ở giai đoạn nào của hệ thống? (Mùi hôi tại đầu vào, bể điều hòa, hay ngay tại bể lắng thứ cấp…)
** Trường hợp mùi hôi của bùn.
* Bùn sẽ bị thối (do quá trình yếm khí) do bị ngưng tụ quá lâu trong các rãnh, phễu.
* Hệ thống ngưng hoạt động trong một thời gian hoặc lưu bùn quá lâu trong bể lắng và làm đặc bùn.
Xử lý:
* Các bể thông khi phải được khuấy trộn hoàn toàn và bun được bơm thường xuyên. Nếu lưu lượng nước thải quá thấp, thình thoảng phải vệ sinh bằng sục nước hoặc khí trong ống tự chảy từ bể Aerotank sang bể lắng thứ cấp.
* Sử dụng chế phẩm vi sinh BFL 4600SO hoặc BFL 5700SO
** Trường hợp bùn trong bể lắng thứ cấp trở nên thối:
* Tốc độ bùn hồi lưu quá thấp, do giữ chất rắn trong bể lắng cuối cùng quá dài và sẽ làm chúng trở nên nhiễm khuẩn thối.
* Bơm bùn hồi lưu không hoạt động hoặc van bị đóng.
Xử lý:
* Người vận hành cẩn thận kiểm tra hệ thống vài lần một ngày.
* Sử dụng chế phẩm vi sinh BFL 4600SO hoặc BFL 5700SO
2. Bùn dầy đặc (bulking sludge), bùn dư nhiều (sludge bulking)
Bùn dày đặc hay còn gọi là sự trương nở bùn. Là trạng thái bùn hoạt tính có xu hướng biểu lộ lắng với tốc độ rất chậm và tạo bông nhỏ. Chất lỏng được tách ra từ hỗn hợp lỏng – rắn thường rất trong nhưng nói chung không đủ thời gian để lắng hoàn toàn chất rắn trong bể lắng thứ cấp (bể lắng sau bể aerotank). Bùn trong bể lắng trở nên dày hơn và nổi tràn qua máng, trôi theo dòng ra.
Vi sinh vật dạng sợi (Filamentous) có thể sinh trưởng từ một khối bông này đến khối bông khác và hoạt động như những thanh nối ngăn chặn sự tạo khối của những hạt bùn và tạo ra khả năng lắng kém.
Thông số pH, DO và nồng độ chất dinh dưỡng thấp sẽ tạo nên sự trương nở bùn. Tỷ số F/ M cao (tuổi bùn thấp) là nguyên nhân chính gây nên sự tái trương nở bùn. Vi sinh vật sinh trưởng nhanh có xu hướng lan ra nhanh chóng và sẽ không kết khối hoặc tạo khối bông cho đến khi tốc độ sinh trưởng giảm.
Xử lý:
* cho các hóa chất keo tụ vào bể lắng hoặc giảm lưu lượng nước thải vào bể Aerotank trong một vài ngày.
* Sử dụng chế phẩm vi sinh BFL 5050BC
3. Bọt và váng bọt dầy đặc (foam and scum)
** Sự có mặt của chất hoạt động bề mặt (chất tẩy rửa) trong nước thải hoặc cấp khí quá nhiều.
** Sự tạo bọt thường là do sự duy trì không hợp lý nồng độ MLSS và DO trong bể Aeroten.
Xử lý:
* Duy trì nồng độ MLSS trong bể Aeroten cao hơn bằng cách tăng thời gian hoặc/và lưu lượng bùn hồi lưu;
* Giảm cung cấp khí trong suốt thời gian lưu lượng đầu vào thấp nhưng vẫn duy trì mức DO không nhỏ hơn 2mg/l.
* Sử dụng chế phẩm vi sinh BFL 4300SS hoặc BFL 5600SS
** Chất váng bẩn từ vi sinh vật Nocardia (một loại VSV dạng sợi ngắn) thường có mặt trong bể thông khí. Khi số lượng Nocardia trở nên dư thừa, vi sinh vật có thể hình thành một lớp váng hoặc bọt dày  đặc, màu nâu đen trên bề mặt bể thông khí.
Xử lý:
* Tăng F/M bằng cách giảm MLSS trong bể Aeroten;
* Dùng cách phun nước dọc theo bể thông khí để làm tan bong bóng.
* Sử dụng chế phẩm vi sinh BFL 4000FG hoặc BFL 5000FG hoặc BFL 5050VF
4. N, P cao
** Do bể MBBR chứa đựng các giá thể di động cũng là nơi lưu trú cho các chủng vi sinh bám dính nên quá trình nitrat hoá xảy ra liên tục ở đây. Hai loại vi khuẩn chính tham gia vào quá trình này là Nitrosomonas và Nitrobacter.
Xử lý:
* Không cần phải xây dựng bể thiếu khí Anoxic để khử N, P.
** Sử dụng chế phẩm vi sinh BFL 4500NT hoặc BFL 5800NT
5. Dầu mỡ dầy đặc (công nghiệp, tập trung, cao ốc văn phòng)
** Dầu mỡ dày đặc thì tại bể điều hòa phải thực hiện vớt dầu bằng phương pháp thủ công.
** Thêm vào đó trước khi vào hệ thống xử lý sinh học phải xử lý dầu bằng hệ thống:
* Bể tuyển nổi.
* Bể vớt dầu có thanh gạt cơ khí.
* Bể vớt dầu vách ngăn.
Xử lý:
** Sử dụng chế phẩm vi sinh BFL Grease Clean Powder cho hệ thống đường ống bị nghẹt
** Sử dụng chế phẩm vi sinh BFL BFL 4700PS hoặc BFL 5150PS cho dầu mỡ dầy đặc
II. HƯỚNG DẪN XỬ LÝ SỰ CỐ.
Biểu hiện Nguyên nhân Kiểm tra Giải pháp
1. Bùn nổi trên bề mặt bể lắng thứ cấp Vi sinh sinh vật dạng sợi (Filamentous) chiếm số lượng lớn trong bùn Nếu SVI<100, có thể không phải do nguyên nhân.
Nếu DO tại đầu cuối bể Aeroten < 1,5mg/l, tăng lượng khí thổi vào bể Aeroten để DO tại cuối bể Aeroten > 2mg/l.
Giảm F/M.
Tăng thời gian hồi lưu bùn và giảm hoặc dừng việc thải bùn.
Bổ xung thiếu hụt dinh dưỡng để tỷ số đạt tỷ số: BOD:N:P:Fe=100:5:1:0,5.
Thêm 5-10mg/l Clo vào bùn hồi lưu  cho đến khi SVI<150 (cần được điều chỉnh trong vòng 2-3ngày).
Tăng pH đến 7.
 Thêm 50-200mg/lhydroperoxit vào bể Aeroten cho đế khi SVI<150.
Quá trình Denitrat hóa xảy ra trong bể lắng thứ cấp; các bóng khí Nitơ xâm nhập vào hạt bùn và kéo bùn nổi lên trên bề mặt nước. Kiểm tra nồng độ Nitrat ở dòng vào của bể lắng; nếu không nồng độ NO3 =0 thì không phải do nguyên nhân 1b.
Tăng tốc độ bùn hồi lưu (sẽ tăng tải trọng thủy lực của bể lắng và giảm thời gian lưu). Đồng thời tăng thời gian hồi lưu bùn.
Tăng DO trong bể thông khí.
Tăng F/M.
Giảm lưu lượng nước thải nếu sự tăng tốc độ và thời gian hồi lưu bùn không có hiệu quả.
2. Váng bọt màu nâu đen bền vững trong bể Aeroten mà phun nước vào cũng không thể phá vỡ ra.
Chú ý: Nếu không gây ra sự cố, không làm gì cả.
F/M quá thấp. Nếu F/M nhỏ hơn nhiều so với F/M thông thường thì đây chính là nguyên nhân. Tăng lượng bùn thải để tăng F/M. Tăng lên ở tốc độ vừa phải và phải kiểm tra cẩn thận. Giảm lưu lượng bùn hồi lưu.
3. Lớp sóng bọt trắng dày trong bể Aeroten MLSS quá thấp. Kiểm tra MLSS. Giảm bùn thải để tăng MLSS, có nghĩa là sẽ giảm F/M.
 Sự có mặt của những chất hoạt động bề mặt không phân hủy sinh học. Nếu mức MLSS là thích hợp, nguyên nhân có thể là do sự có mặt của chất hoạt động bề mặt. Giám sát những dòng thải mà có thể chứa các chất hoạt động bề mặt.
4. Bùn trong bể Aeroten có xu hướng trở nên đen. Sự thông khí không đủ, tạo vùng chết và bùn nhiễm khuẩn thối Kiểm tra DO trong bể Aeroten và độ mở van máy thổi khí.
Tăng sự thông khí bằng cách đặt thêm máy thổi khí khác để hỗ trợ.
Giảm tải trọng bằng cách đặt thêm một bể thông khí khác để hỗ trợ.
Kiểm tra hệ thống ống thông khí bị rò rỉ?
Rửa sạch những đầu phân phối khí bị tắc hoặc lắp thêm những đầu khác nếu có thể.
Tăng công suất máy thổi khí.
5. Có rất nhiều bọt hoặc một số vùng trong bể Aeroten bọt bị kết thành khối. Một số đầu phân phối khí bị tắc hoặc bị vỡ. Kiểm tra kỹ các đầu phân phối khí. Rửa sạch hoặc thay thế các đầu phối khí, kiểm tra lại khí cấp; lắp đặt những bộ lọc khí ở đầu vào máy thổi khí để giảm việc tắc từ khí bẩn.
Partech Sales Manager
Nguồn: archmodel.com.vn