Xử lý nước thải y tế và sinh hoạt bằng công nghệ MBBR

Ngày đăng: 20/05/2023 227 lượt xem

S cn thiết và tm quan trng phi x lý trit đ nước thi bnh vin:

Nước thải bệnh viện là một trong những mối quan tâm, lo ngại sâu sắc đối với các nhà quản lý môi trường và xã hội vì chúng có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và nguy hiểm đến đời sống con người. Vì vậy việc nghiên cứu, tìm ra giải pháp công nghệ thích hợp để xử lý hiệu quả nước thải bệnh viện đảm bảo các tiêu chuẩn cho phép khi thải ra môi trường đã được các nhà làm môi trường trong và ngoài nước quan tâm.Do đó việc xử lý nước thải bệnh viện trước khi thải vào nguồn tiếp nhận là một yêu cầu thiết yếu.

Hiện nay, các nước trên thế giới và nước ta đã ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ khác nhau để xử lý hiệu quả và an toàn nước thải bệnh viện, trong đó thường sử dụng phổ biến là công nghệ sinh học.

  1. Thành phn và tính cht nước thi bnh vin:

Theo kết quả phân tích của các cơ quan chức năng, 80% nước thải từ bệnh viện là nước thải bình thường (tương tự nước thải sinh hoạt) chỉ có 20% là những chất thải nguy hại bao gồm chất thải nhiễm khuẩn từ các bệnh nhân, các sản phẩm của máu, các mẫu chẩn đoán bị hủy, hóa chất phát sinh từ trong quá trình giải phẫu, lọc máu, hút máu, bảo quản các mẫu xét nghiệm, khử khuẩn. Với 20% chất thải nguy hại này cũng đủ để các vi trùng gây bệnh lây lan ra môi trường xung quanh. Đặc biệt, nếu các loại thuốc điều trị bệnh ung thư hoặc các sản phẩm chuyển hóa của chúng… không được xử lý đúng mà đã xả thải ra bên ngoài sẽ có khả năng gây quái thai, ung thư cho những người tiếp xúc với chúng.

  1. Mô t công ngh:

Công nghệ GE – MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor ): Là công nghệ kết hợp giữa 02 kĩ thuật vi sinh dính bám trên vật liệu cố định và kĩ thuật vi sinh lơ lửng. Trong công nghệ này, nước thải được xử lý đầu tiên trong bể MBBR, sau đó là trong thiết bị bùn hoạt tính truyền thống.

Sự kết hơp này đã tối ưu hóa MBBR làm giảm BOD trong nước thải giảm 45 – 70% trước khi đi vào thiết bị xử lý bùn hoạt tính ở phía sau. Thiết bị bùn hoạt tính được thiết kế nhỏ hơn, bởi vì chỉ giải quyết vấn đề xử lý các hợp chất hữu cơ.

Bùn hoạt tính tuần hoàn từ bể lắng thứ cấp được tuần hoàn về đầu bể bùn hoạt tính; provisions có thể được cung cấp cho phép một phần bùn hoạt tính tuần hoàn về bể MBBR, do đó có thể tạo một phần bể thu gom có hiệu quả cho việc kiểm soát hiện tượng phát triển vi sinh nổi. Những lợi thế khác của công nghệ GE – MBBR là khả năng chịu đựng khi tải đầu vào tăng đột biến cũng như các hợp chất độc khác.

Công nghệ MBBR tối ưu với khu vực xử lý có quỹ đất bé, phù hợp với yêu cầu chất lượng nước xả thải có chất lượng cao cùng với tải lượng lớn, cũng như cho việc mở rộng quy mô xử lý trong tương lai.

MBBR là từ viết tắt của cụm Moving Bed Biofilm Reactor, được mô tả một cách dễ hiểu là quá trình xử lý nhân tạo trong đó sử dụng các vật làm giá thể cho vi sinh dính bám vào để sinh trưởng và phát triển, là sự kết hợp giữa Aeroatnk truyền thống và lọc sinh học hiếu khí.

Công nghệ MBBR là công nghệ mới nhất hiện nay trong lĩnh vực xử lý nước thải vì tiết kiệm được diện tích và hiệu quả xử lý cao. Vật liệu làm giá thể phải có tỷ trọng nhẹ hơn nước đảm bảo điều kiện lơ lửng được. Các giá thể này luôn chuyển động không ngừng trong toàn thể tích bể nhờ các thiết bị thổi khí và cánh khuấy. Qua đó thì mật độ vi sinh ngày càng gia tăng, hiệu quả xử lý ngày càng cao.

Tương tự Aerotank truyền thống, bể MBBR hiếu khí cũng cần một MBBR thiếu khí (Anoxic) để đảm bảo khả năng xử lý nitơ trong nước thải. Thể tích của màng MBBR so với thể tích bể được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp, thường là <50% thể tích bể.

3. Tính ưu việt của công nghệ

 

a. Ưu điểm

– Chất lượng nước sau xử lý đạt chất lượng xả thải hiện hành của Việt Nam.

– Năng suất xử lý cao.

– Tiết kiệm không gian (thể tích, diện tích) trạm xử lý hơn so với các công nghệ truyền thống khác.

– Tính tự động hóa cao.

– Thường được lắp đặt ở dạng thiết bị hợp khối (dạng thiết bị hay moduls) nên dễ dàng cho công tác lắp đặt cũng như di dời khi cần.

b. Ưu điểm nổi bật

  • Chịu được tải trọng hữu cơ cao, 2000-10000gBOD/m³ngày, 2000-15000gCOD/m³ngày.
  • Hiệu suất xử lý BOD lên đến 90%.
  • Loại bỏ được Nito trong nước thải.
  • Tiết kiệm được diện tích.

c. Phạm vi áp dụng

  • Ứng dụng cho hầu hết các loại nước thải có ô nhiễm hữu cơ: trường học, khu dân cư, bệnh viện, thủy sản, sản xuât chê biên thực phâm, đô uông đóng hộp, nước thải công nghiệp, dệt nhuộm …

4. Lĩnh vực áp dụng

Công nghệ MBBR được áp dụng trong ngành xử lý nước thải, đặc biệt là nước thải có ô nhiễm sinh học riêng rẽ hoặc đồng thời của các hợp chất cơ bản (BOD,N,P) như được liệt kê dưới đây:

– Nước thải sinh hoạt (áp dụng cho khách sạn, nhà hàng, Resort, và nước thải sinh hoạt các nhà máy trong các khu công nghiệp,…).

– Nước thải bệnh viện, phòng khám, trạm y tế.

– Nước thải ngành công nghiệp thực phẩm (nước sản xuất bia, tinh bột sắn, sữa, chế biến thủy sản..)

tailieumoitruong.org