GRIPP: Công bố các hoạt động điển hình về quản lý nước ngầm của thế giới năm 2017

Ngày đăng: 20/09/2017 283 lượt xem

Năm 2017 đã xảy ra nhiều sự kiện đặc biệt về tài nguyên và môi trường. Trong khi đó, những thách thức về nước ngầm chưa được giải quyết và tiếp tục gia tăng. Trong xu hướng hướng mới về quản lý tổng hợp nước ngầm thay vì quản lý đơn lẻ, Tổ chức toàn cầu về quản lý bền vững nước ngầm (GRIPP) và các tổ chức thành viên đã đạt đạt được những kết quả có giá trị, đặc biệt là đưa nước ngầm vào trong hệ thống các giải pháp để quản lý nước bền vững nhằm hỗ trợ các mục tiêu Thiên Niên Kỉ (SDGs).

Theo đó, năm 2017  đã diễn ra các hoạt động điển hình về quản lý nước ngầm của thế giới như sau:
 
Một là, cuộc họp trực tiếp đầu tiên của GRIPP đã được tổ chức vào ngày 8 tháng 2 năm 2017 tại Geneva, Thụy Sĩ dưới sự chỉ đạo của UN-Water. Các bên tham gia đã xác định các nguyên tắc của quan hệ đối tác, bao gồm nhiệm vụ, cơ cấu và quản lý, và các lộ trình tác động đã được thiết kế và kế hoạch hành động trong các hoạt động nghiên cứu và quản lý nước ngầm trên toàn cầu. Cuộc họp diễn ra trong hai ngày thảo luận và thỏa thuận về các cơ chế và thủ tục cốt lõi của GRIPP, tuyên bố sứ mệnh, đề xuất các chương trình kế hoạch hành động trong đó GRIPP sẽ tập trung vào những hoạt động sau: Những hành động hướng tới việc công nhận vai trò nước ngầm trong chương trình nghị sự về nước toàn cầu; chuyển giao và triển khai các giải pháp về nước ngầm đã được chứng minh thành công (công nghệ, công cụ quản lý, chính sách và thực tiễn quản trị) trên khắp thế giới; đồng thời, đề xuất các giải pháp mới thông qua hợp tác quốc tế.
 
Hai là, vào tháng 2 năm 2017 MetaMeta đã cho ra mắt ba ấn phẩm mới của Tạp chí Nước ngầm, nhấn mạnh những nghiên cứu đang tiến hành về nước ngầm, kinh nghiệm hiện trường và các giải pháp khả thi cho các vấn đề liên quan đến nước ngầm. Những nghiên cứu điển hình này đưa ra các cảnh báo và bài học kinh nghiệm về quản lý và bảo vệ nguồn nước ngầm từ các làng ở Thung lũng Trung tâm Rift của Ethipia đến các hộ dân ở Mexico.;…

Ba là, xuất bản cuốn sách mới về giải pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến nước ngầm hiện tại.
 
Với tầm quan trọng đặc biệt, nước ngầm đang bị đánh giá thấp và không được quan tâm nhiều trong các cuộc thảo luận quốc tế trong các chính sách quản lý tài nguyên nước. Một cuốn sách mới này của ông Bill Alley – Giám đốc khoa học và công nghệ của Hiệp hội Nước dưới đất Quốc gia (NGWA) đã được xuất bản nhằm đưa ra giải pháp cho những vấn đề này. Cuốn sách với nội dung là những thách thức của thế giới về nước ngầm và đòi hỏi sự hiểu biết và bảo vệ tốt hơn nguồn nước ngầm. Các tác giả khảo sát, thống kê số liệu nước ngầm trên toàn cầu, sử dụng các nghiên cứu điển hình từ Mỹ, Canada, Úc, Ấn Độ và tiểu vùng Sahara. Robert Glennon.

Bốn là, khai thác các cơ hội mới: Nước ngầm để tưới tiêu ở Lào. Trong tháng 6 vừa qua, Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Australia (ACIAR) và Viện Quản lý Nước Quốc tế (IWMI) đã hợp tác để đưa ra các khuyến nghị cho sự phát triển bền vững, quản lý hiệu quả, công bằng và  bình đẳng về nước đối với nước ngầm đối với Chính phủ Lào.
 
Năm là, quản lý nước ngầm trong khu vực Ả Rập:  là dự án do  Viện Quản lý Nước Quốc tế (IWMI) và các đối tác quốc gia thực hiện tại khu vực Trung Đông – Bắc Phi (MENA). Một trong mục tiêu của dự án là nhanh chóng triển khai “hệ thống tưới tiêu năng lượng mặt trời ở một số quốc gia”, nhằm đạt được 03 mục tiêu đảm bảo về “Nước – Năng lượng – Lương thực”. Trung Đông và Bắc Phi (MENA) đã trở thành điểm nóng của việc sử dụng nước không bền vững, do lượng nước sử dụng hiện tại đã vượt quá số lượng sẵn có của tự nhiên. Điều này có thể có những hậu quả lâu dài nghiêm trọng đối với tăng trưởng và ổn định khu vực. Chình vì vậy, các giải pháp để thu hẹp khoảng cách giữa cung và cầu nước là một ưu tiên hàng đầu tại khu vực này.
 
Sáu là, tuyên bố MARVI về “Quản lý việc bổ sung nguồn nước ngầm và duy trì sử dụng nước dưới đất thông qua can thiệp ở cấp làng, xã” là một dự án do Đại học Western Sidney do ACIAR tài trợ, áp dụng tại Gujarat và Rajasthan, Ấn Độ từ năm 2012 nhằm tăng cường năng lực quản lý nước ngầm bền vững ở địa phương.
 
Đây là cách tiếp cận duy nhất để trao quyền cho nam giới và phụ nữ ở địa phương nắm được tình huống cũng như các vấn đề nảy sinh về quản lý và bảo vệ nước ngầm, ví dụ: hình thành hợp tác xã nước ngầm quy mô làng xã trong các khu vực nghiên cứu. Ngoài ra, họ đã tạo ra mô hình kể chuyện bằng hình ảnh hướng tới giáo dục cộng đồng về bảo vệ tài nguyên nước nói chung và nước ngầm nói riêng (MARVI PhotoVoice) tại địa phương.
 
Bẩy là, vào tháng 7, Điều phối viên của GRIPP, Karen Villholth đã thông báo cho các tổ chức, các quan chức chính phủ, các chuyên gia tư vấn và các viện nghiên cứu về GRIPP của Australia và thảo luận về các cơ hội hợp tác với GRIPP và các đối tác của mình liên quan đến Hội nghị Nước ngầm Úc.

Tám là, Tạp chí Afrika Wirtschaft (Africa Economy) công bố một báo cáo về nước ngầm ở châu Phi. Bài báo nhấn mạnh tiềm năng kinh tế của nước ngầm, nhưng cũng nhấn mạnh rằng, việc sử dụng nguồn nước đặc biệt quan trọng này  này đòi hỏi phải có trách nhiệm cao đảm bảo tính bền vững là cực kỳ quan trọng, đặc biệt là ở các vùng khô hạn của thế giới.

Chín là, trong tháng 9/2017, GRIPP đã thực hiện các chiến dịch nhằm nhấn mạnh các chủ đề nước ngầm tại Hội nghị Horizon Research Horizon lần thứ 8 (WRHC-8) tại Hamburg, Đức. Tại đây, các đối tác của GRIPP từ IWMI, Trung tâm nghiên cứu nước cấp cao (CAWR) và Viện Khoa học Địa chất và Tài nguyên Liên bang Đức (BGR) đã tổ chức một Cuộc hội thảo về không gian mở cho các thách thức đối với nghiên cứu nước ngầm và các giải pháp có thể để phát triển bền vững và quản lý tài nguyên.

Mười là, báo cáo đánh giá nước ngầm toàn diện nhất của vùng khí hậu khô cạn của Myanmar đã được xuất bản sau 30 năm. Vào cuối những năm 1970, Cơ quan viện trợ của Chính phủ Úc và Phòng cấp nước nông thôn Myanmar (RWSP) đã tiến hành Đánh giá nguồn nước dưới đất cho vùng khô hạn Myanmar. Tuy nhiên, nghiên cứu gần như chưa bao giờ được công bố vì yếu tố chính trị thời đó. Với sự hỗ trợ của Đối tác Nước Úc (AWP), Hiệp hội tư vấn Aqua Rock và một số đối tác GRIPP  đã được cập nhật báo cáo và hoàn thành việc công bố vào tháng 9/2017.

Bên cạnh các hoạt động nổi bật nêu trên, tại khu vực Đông Nam Á và Nam Á  đã tiến hành những nghiên cứu mới của Viện Chiến lược Môi trường toàn cầu (IGES) về việc thúc đẩy việc sử dụng bền vững nguồn nước ngầm trong khu vực ASEAN và khu vực Nam Á đối với thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tác giả bài viết: Lê Oanh (dwrm tổng hợp)
Nguồn tin: gripp.iwmi.org