NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BỂ TỰ HOẠI
Bể tự hoại có nhiệm vụ làm sạch sơ bộ hoặc hoàn toàn nước thải trong nhà trước khi thải ra sông, hồ hay mạng lưới thoát nước bên ngoài.
Bể tự hoại thường được sử dụng trong trường hợp ngôi nhà có hệ thống cấp thoát nước bên trong nhưng bên ngoài là hệ thống thoát nước chung không có trạm xử lý tập trung hay ngôi nhà đứng độc lập riêng rẽ.
>>>Xem thêm bài: Tính toán thiết kế và vận hành bể tự hoại (SEPTIC)
1. Các loại bể tự hoại
Bể tự hoại không có ngăn lọc, làm sạch sơ bộ.
Bể tự hoại không có ngăn lọc là loại được sử dụng rộng rãi hiện nay. Nó giống bể chứa 1,2,3 ngăn. Bể này có thể xử lý toàn bộ nước thải hay xử lý nước phân tiểu. khi nước thải chảy vào bể nó được làm sạch nhờ hai quá trình chính là quá trình lắng tĩnh và lên men.
Nồng độ PH trong bể tự hoại không có ngăn lọc.
Khi nồng độ xà phòng trong nước cao thì độ PH càng thấp. Độ PH càng thấp thì các vi sinh vật hoạt động yếu và có thể bị tiêu diệt. Vì vậy đối với nhà có nồng độ xà phòng trong nước thải cao thì không nên dùng bể tự hoại. Khi bể càng sâu thì độ ẩm Wc lên men càng nhỏ và do đó thể tích phần chứa cặn càng giảm.
Khi chiều sâu bể H = 3m thì Wc = 98,5%, khi H = 10m thì Wc = 83%. Độ sâu tối thiểu của bể là 1,3m.
Trong quá trình làm việc thường xuyên bổ sung cặn tươi vào bể, quá trình phân giải các chất hữu cơ chứa cacbon làm chậm quá trình lên men cặn.
Mặt khác các khí và bọt khí ( CH4, CO2, H2S ) nổi lên kéo theo các hạt cặn lên mặt bể tạo thành lớp váng cặn dày đặc cho chiều dày 0,2m – 0.4m và có khi tới 1m ). Cặn nỗi lên và rơi xuống từ lớp lớp váng cặn này, làm cho nước đã lắng lại đục hơn. Thực nghiệm cho thấy nếu thông hơi tốt và mặt thoáng của bể càng rộng thì chiều dày các lớp váng cặn càng giảm, làm tăng thể tích vùng lắng và góp phần tăng hiệu quả lắng trong nước. Bởi vậy chiều sâu đặt ngập ống chữ T từ mép dười ống tới lớp váng cặn thường lấy từ 0,4m – 0,7m.
Bể tự hoại không có ngăn lọc có nhựng ưu điểm và khuyết điểm sau.
Ưu điểm của bể tự hoại không có ngăn lọc.
– Và ưu điểm lớn nhất của bể tự hoại không có ngăn lọc là hiệu quả giữ cặn cao, kết cấu đơn giản dễ quản lý, giá thành rẻ.
Bể tự hoại không có ngăn lọc
Nhược điểm của bể tự hoại không có ngăn lọc.
– Khi bể bị rò rỉ do thi công kết cấu không tốt sẽ ảnh hưởng tới tính bền vững của ngôi nhà.
– Nhược điểm lớn nhất của bể tự hoại không có ngăn lọc là làm sạch nước thải không hoàn toàn, nước ra khỏi bể vẫn còn mang theo cặn của lớp váng cặn rơi xuống.
Bể tự hoại có ngăn lọc, làm sạch với mức độ cao hơn.
Bể tự hoại có ngăn lọc giống như bể tự hoại không có ngăn lọc và có thêm một ngăn lọc ở cuối. Bể tự hoại có ngăn lọc cũng xử lý toàn bộ nước thải chảy vào bể và cũng được làm sạch bởi 2 quá trình là quá trình lắng tĩnh và lên men, nhưng bể tự hoại có ngăn lọc xử lý tốt hơn nhờ có ngăn lọc và nước được xử lý trong hơn khi thải ra ngoài theo mạng lưới thoát nước.
Quá trình xử lý của ngăn lọc.
Khi nước chảy qua ngăn lọc các cặn nhỏ còn lại sẽ được giữ lại giữa các khe hở của vật liệu lọc ở đây do sự hoạt động của các vi khuẩn hiếu khí các chất hữu cơ bị oxy hóa, nước thải được làm sạch.
Bể tự hoại có ngăn lọc thích hợp để xử lý nước phân nước tiểu hay xử lý toàn bộ nước thải sinh hoạt cho các nhà nhỏ, ít người.
Ưu điểm và nhược điểm của bể tự hoại có ngăn lọc.
Bể tự hoại có ngăn lọc
Ưu điểm của bể tự hoại có ngăn lọc.
– Nước ra khỏi bề trong hơn, vi trùng còn lại ít hơn so với bể không có ngăn lọc
– Và ưu điểm lớn nhất của bể tự hoại có ngăn lọc là hiệu quả lọc cặn bẩn tốt nhờ có ngăn lọc.
– Nhược điểm của bể tự hoại có ngăn lọc.
– Giá thành xây dựng cao
– Quản lý phức tạp do phải định kỳ thau rửa lớp vật liệu lọc.
– Độ sâu chôn ống thoát nước sau bể lớn do nước thoát ra ở đáy bể.
Trên đây là những ưu và nhược điểm của bể tự hoại có ngăn lọc và để ứng dụng bể tự hoại có ngăn lọc cho một công trình xây dựng thì ta nên tính toán thiết kế cho hợp lý. Để tránh những ảnh hưởng không tốt tác dụng lên công trình. Và mời bạn tham khảo thêm bài viết bể tự hoại không có ngăn lọc để có những kiến thức rộng hơn.
2. Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại của các bể trên.
Thường thì bể tự hoại hoạt động theo nguyên lý tạo ra trong hai quá trình là quá trình lắng cặn và quá trình lên men.
Ta sẽ tìm hiểu nguyên lý hoạt động bể tự hoại theo từng quá trính một.
Mô tả nguyên lý hoạt động của bể tự hoại
Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại – Quá trình
Quá trình thứ nhất: Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại trong quá trình lắng cặn trong bể có thể xem như quá trình lắng tĩnh. Dưới tác dụng trọng lượng bản thân các hạt cặn sẽ rơi xuống dười đáy bể và nước sau khi ra khỏi bể sẽ trong. Cặn rơi xuống bể ở đây có các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy nhờ hoạt động của vi sinh vật yếm khí.
Quá trình thứ hai: Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại trong quá trình lên men. Sau khi các hạt cặn lắng xuống đáy bể và các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy nhờ có các vi sinh vật yếm khí, cặn sẽ lên men, mất mùi hôi và giảm thể tích. Tốc độ lên men của căn nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiệt độ, độ PH của nước thải, lượng vi sinh vật trong cặn, nhiệt độ càng cao thì tốc độ lên men càng nhanh.
Hai quá trình lên men và lắng tĩnh được áp dụng theo nguyên lý hoạt động của bể tự hoại. Và được các kĩ sư thiết kế cấp thoát nước áp dụng cho tất cả các công trình xây dựng hiện nay