Bảo vệ lũ lụt là bảo tồn vùng ngập lũ

Ngày đăng: 20/09/2023 362 lượt xem

Việc các con sông và suối bị thay đổi, dịch chuyển dẫn đến nhiều vấn đề đối với các loài cá và các sinh vật dưới nước khác vì môi trường sống của chúng biến mất. Một nghiên cứu mới của 02 nhà khoa học Đức về “Mức độ và nguyên nhân của sự ngập lụt của dòng đầu nguồn: Sự xói mòn đất của lưu vực ít quan trọng hơn các quy trình trong dòng chảy” nhằm góp phần cứu vãn các loài sống trong lưu vực sông và bảo vệ con người khỏi nguy cơ lũ lụt.

Với đối tượng nghiên cứu là sông Moosach, một nhánh của sông Isar và nằm ngay tại vùng Weihenstephaner gần Trường Đại học Munich (TUM). Moosach phần lớn chảy giữa vùng đồng bằng Munich và vùng đồi núi thấp quanh Munich. Cứ vài năm một lần dòng sông lại được cải tạo, hút bùn để loại bỏ vài nghìn mét khối bùn trầm tích trong sông.

Vùng đồi núi thấp có tuổi đời 65 triệu năm, nằm trong khu vực có tốc độ xói mòn cao nhất nước Đức, tuy nhiên,  chỉ có ít hơn 1% vật liệu xói mòn vẫn còn trên mặt đất và vấn đề là không thể giải quyết giảm xói mòn bằng các phương pháp thông thường.

Kết quả này được cung cấp bởi việc phân tích mẫu lòng sông trong nhiều năm của Giáo sư Karl Auerswald – Chủ tịch Nghiên cứu  thực vật cỏ và Giáo sư Jürgen Geist thuộc Trung tâm nghiên cứu Hệ thống Sinh học Thủy sản (Đức).

Giáo sư Auerswald cho biết, việc nạo vét hay xây đập, đê đã và đang được thực hiện trong nhiều thập kỉ qua càng làm suy thoái và thay đổi dòng sông, các con sông hiện nay không còn dòng chảy tự nhiên như trước. Tương tự như vậy, cảnh quan vùng ngập nước hiện nay cũng chưa thể hiện được chức năng làm vùng đệm trong thời gian xảy ra lũ lụt.

Lòng sông, suối là môi trường sống chủ yếu của nhiều loài động vật thủy sinh và các đặc tính hóa lý của nó có thể điều khiển các chức năng hệ sinh thái quan trọng của sông. Sự biến dạng của các lớp địa hình dòng sông, suối do sự xói mòn lưu vực được coi là vấn đề nghiêm trọng của các dòng chảy đầu nguồn mà trong đó nhiều loài sinh vật sống bị phụ thuộc, có nguy cơ suy giảm về chất và lượng.

Quá trình thay đổi hay biến mất tự nhiên của sông suối

Hai nhà khoa học trên vừa công bố kết quả nghiên cứu của họ trên Tạp chí quốc tế về Sự thoái hóa và phát triển đất với đề tài “Mức độ và nguyên nhân của sự ngập lụt của dòng đầu nguồn: Sự xói mòn đất của lưu vực ít quan trọng hơn các quy trình trong dòng chảy”, cho thấy tầm quan trọng của các dòng chảy trong lòng sông. Các hốc giữa sỏi, sạn trầm tích trong lòng sông tạo thành các vòng xoáy tạo oxy cho lòng sông và  tạo thành nơi trú ẩn chính của các vi sinh vật nhỏ cũng như vị trí để đẻ trứng cho các loài cá sông. Do vậy, mỗi một lớp trầm tích mỏng cũng đủ để che và có những ảnh hưởng đến các vị trí này cũng như đặc điểm của lòng sông.

“Sự xâm nhập của vật liệu xói mòn là hiện tượng bình thường xảy ra trong điều kiện tự nhiên,” – Giáo sư Auerswald giải thích. Tuy nhiên, dưới tác động của điều kiện tự nhiên, lòng sông liên tục bị thay đổi và hệ thống sông tự khắc có những phương thức thoát nước ra vùng ngập lũ theo dòng nước ngầm. Nhưng ngày nay, dòng sông đã được định hình nhân tạo và thường chảy theo đường thẳng hoặc nắn chỉnh cho thẳng.

Con người ban đầu đã can thiệp vào dòng sông bằng việc nắn dòng theo đường thẳng và kết nối với các kênh rạch với lý do chính đáng như để bảo vệ thành phố khỏi lũ lụt và thoát nước, đồng thời đẩy lùi các nguy cơ bệnh tật do nguồn nước ô nhiễm vào đầu thế kỷ 19.  Quá trình này, đồng thời sẽ tạo ra quỹ đất và giải quyết thêm các vấn đề về đất đai. Do vậy, các cảnh quan vùng ngập lũ, vùng đệm quan trọng đối với việc duy trì trầm tích và phòng chống lũ lụt tự nhiên, ngày càng trở nên rối ren. Kết quả là, các con sông thường bị thiếu nước và nguồn nước tự nhiên không có khả năng  thay đổi tự nhiên như trước. Nhưng đó chính là những khác biệt quyết định đến sự đa dạng sinh học thủy sinh và sự giàu có của các loài trong nguồn nước.

“Các vùng ngập lũ của sông phải có những giới hạn nhất định”

Hiện nay, con người vẫn tiếp tục đi đúng hướng ban đầu là điều chỉnh, nắn chỉnh và tiếp tục thực hiện các hoạt động nhân tạo trên các hệ thống sông, cho dù con sông đó đã thực hiện được mục tiêu ban đầu khi thay đổi. Trong thực tế, khi quy hoạch sông, các đề xuất về xây dựng vùng đệm và vùng ngập lũ thường không được thành công và hiệu quả. Do vây, theo Giáo sư Auerswald và nhóm nghiên cứu cho rằng, nên để cho các con sông được tự do để xác định hình dạng của chúng một cách tự nhiên.

Điều này có nghĩa là các con sông tự nó sẽ hình thành địa mạo của lòng sông, đáy sông. Việc thay đổi hay có những biện pháp nhân tạo trên sông cần phải có giới hạn. Theo cách tính toán mô hình của Giáo sư Auerswald về các trận lũ lụt trong tương lai, nên cho phép các con sông để tự uốn khúc một cách tự nhiên ra các vùng đệm và vùng đất ngập lũ của nó.

Tác giả bài viết: Lê Oanh (dwrm dịch)

Nguồn tin: Science daily