Nước thải rỉ rác là nước loại nước thải được sinh ra trong các khu chôn lấp rác thải, được hình thành do sự rò rỉ nước mưa thấm vào trong lòng bãi rác hoặc do độ ẩm sẵn có của rác thải được chôn.
Ngày nay nền kinh tế – xã hội càng phát triển, dân số tại các vùng đô thị, trung tâm công nghiệp càng tăng nhanh cùng với sự gia tăng dân số, một lượng rác thải phát sinh cũng không ngừng tăng lên. Dự báo đến năm 2010, nước ta sẽ có thêm mười triệu dân sống trong các vùng đô thị, kéo theo sự gia tăng 60% chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại tăng lên ba lần. Lượng rác tăng nhanh chóng, trong khi sự tái sử dụng hầu như không đáng kể và sự quay vòng chất thải gặp nhiều khó khăn. Những sản phẩm phân hủy tự nhiên của rác thải hữu cơ không ngừng đe dọa môi trường tự nhiên của sinh vật. Chất hữu cơ là môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển tạo ra các chất có mùi khó chịu như H2S, NH3 …làm ô nhiễm môi trường, không những vậy còn là môi trường lý tưởng của vi sinh vật gây bệnh, gây ô nhiễm nguồn nước do các sản phẩm lên men ngấm vào lòng đất, làm biến đổi sâu sắc toàn bộ môi trường, gây bệnh tật, làm giảm sức khỏe cộng đồng, chiếm đất đai chôn lấp làm bãi rác, làm mất cảnh quan các khu dân cư đô thị ….Vì vậy việc quản lí và xử lí chất thải một cách hợp lí là yêu cầu rất cấp thiết hiện nay.
Phân lập vi khuẩn phân giải chất hữu cơ trong nước thải rỉ rác
Nhiều phương pháp xử lý rác hữu cơ được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng như biện pháp đốt hay chôn lấp lại biểu hiện những nhược điểm như chi phí cao, công nghệ cao, tốn diện tích đất chôn lấp,…. Qua phân tích thành phần rác thải sinh hoạt ở nước ta cho thấy, thành phần rác thải hữu cơ chiếm khoảng 45 – 55% thậm chí lên đến hơn 80%, là tỉ lệ cao nên rất thích hợp với phương pháp xử lí bằng
công nghệ sinh học.
Xử lí rác thải hữu cơ bằng phương pháp lên men vi sinh vật là một công nghệ mới. Mặc dù công nghệ này vẫn còn nhiều hạn chế như chưa tận thu được hết các chất hữu cơ chứa trong rác hay lượng khí phân hủy vẫn bị thoát ra ngoài, làm ảnh hưởng đến môi trường… Song, nó có nhiều ưu thế nổi bật hơn hẳn so với các phương pháp chôn lấp, thiêu hủy. Bởi sản phẩm thu được vừa có giá trị kinh tế,
vừa góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, chi phí rẻ (một tấn rác xử lí bằng công nghệ sinh học chỉ hết 160.000đ, trong khi đó nếu đem thiêu hủy thì phải tốn 30 – 40 USD)…
Biện pháp xử lí sinh học bao gồm các công việc nghiên cứu, phân lập các chủng vi sinh vật có khả năng phân hủy các hợp chất hữu cơ trong rác thải sinh hoạt, để tạo ra một chế phẩm biến rác thải hữu cơ thành phân hữu cơ an toàn cho đất. Do điều kiện rác thải ở nước ta chủ yếu là rác thải hữu cơ với thành phần chính là xác bã động- thực vật nên tỉ lệ cellulose, tinh bột và protein trong rác thải là khá cao. Do đó cần chọn được những chủng vi sinh vật có khả năng phân giải các cơ chất trên có hiệu quả cao, trong đó vi khuẩn là một đối tượng mà chúng ta cần quan tâm.
Vấn đề này hiện nay cũng đã và đang có rất nhiều nghiên cứu và đã ứng dụng nhiều nơi nhưng do thành phần rác, điều kiện môi trường ở mỗi nơi cũng rất khác nhau, vì vậy mà các chế phẩm này không hiệu quả khi áp dụng ở các địa phương khác. Chính vì thế mà cần có một đề tài nghiên cứu phân lập vi khuẩn phân giải các cơ chất trên trực tiếp tại địa phương để nhân lên và tạo ra một chế phẩm sinh học phù hợp hơn.
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA TRẠM XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC
Bước 1: Xử lý sơ bộ Bao gồm hồ chứa nước rác tươi, máy tách rác & bể trôn vôi,bể điều hòa,bể lắng cặn vôi.Nước thải được thu gom làm thoáng sơ bộ,tách rác đồng thời ổn định nước thải đầu vào và khử kim loại trong nước rác
Bước 2: Xử lý nước thải rỉ rác: tháp Stripping hai bậc. Dùng để xử lý N-NH3 trong nước thải.Các thiết bị trong tháp hoạt động hoặc dừng tự động theo sự hoạt động của bơm cấp nước thải lên
Bước 3: Bể khử Canxi + bể tiền xử lý hóa lý Dùng để xử lý lắng cặn Can xi trong nước rỉ rác.Bể khử caxi được bố trí hệ thống châm hóa chất như 1 bể tiền xử lý hóa lý nhằm tăng cường quá trình xử lý sinh học
Bước 4: Xử lý nước thải rỉ rác: Bể phản ứng sinh học Seletor + MBBR Dung oxy hóa COD,BOD đồng thời với quá trình nitrification và denitrification.bể được lắp đặt hệ thống phân phối khí dưới đáy bể để dung cấp khí dạng bọt mịn.Khí được cấp gián đoạn thông qua van điều khiển.
Bước 5: Bể xử lý hóa lý Sử dụng các chất keo tụ để xử lý các chất lơ lửng trong nước rỉ rác và xử lý 1 phần độ màu
Bước 6 :Bể oxy hóa fenton hai cấp lien tiếp Sử dụng các chất oxy hóa mạnh để oxy hóa các chất mang màu và chất ô nhiễm khó phân hủy,sử dụng 2 cấp lien tiếp nhằm làm tăng hiệu suất của quá trình oxy hóa
Bước 7: Xử lý nước thải rỉ rác: Bể lọc khử trùng Xử lý các thành phần cặn lơ lửng trong nước rác bằng hệ thống bể lọc cát,sử dụng hóa chất NAClO để khử trùng nước thải
Bước 8 : Hệ thống xử lý bùn Bùn dư từ công đoạn xử lý được bơm đến bể chứa và nén bùn .Bùn từ bể chứa sẽ được hút thu gom và vận chuyển vào các ô chôn rác của bãi
Bước 7: Xử lý nước thải rỉ rác: Bể lọc khử trùng Xử lý các thành phần cặn lơ lửng trong nước rác bằng hệ thống bể lọc cát,sử dụng hóa chất NAClO để khử trùng nước thải
Bước 8 : Hệ thống xử lý bùn Bùn dư từ công đoạn xử lý được bơm đến bể chứa và nén bùn .Bùn từ bể chứa sẽ được hút thu gom và vận chuyển vào các ô chôn rác của bãi