Kế hoạch đầu tư các dự án thủy lợi vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2017 -2020

Ngày đăng: 13/09/2023 336 lượt xem

KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN THỦY LỢI VỐN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ GIAI ĐOẠN 2017 -2020

1. Tổng quan về chương trình đầu tư vốn TPCP ở Bộ
– Nghị quyết số 414/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 29/8/2003 của Quốc hội cho phát hành vốn TPCP để xây dựng một số công trình giao thông, thủy lợi quan trọng của đất nước.
– Chiếm khoảng 41% – 50% tổng vốn hàng năm của Bộ.
– Từ 2003 đến nay, đặc biệt là 10 năm qua:
+ Hầu hết các công trình thủy lợi vừa và lớn của Bộ NN&PTNT trong giai đoạn này đều được đầu tư từ nguồn vốn TPCP.
+ Bộ được giao quản lý 94 dự án TPCP: 30 dự án thủy lợi lớn, cấp bách, 35 dự án thủy lợi miền núi, 18 dự án thủy lợi vùng đồng bằng sông Hồng và 11 dự án thủy lợi vùng đồng bằng sông Cửu Long
+ Tổng vốn đã giao 47.230,6 tỷđ.

2. Các đơn vị được giao theo dõi và chủ đầu tư dự án.

 Đơn vị tham mưu giúp Bộ trưởng về quản lý nhà nước:
– Cục Quản lý xây dựng công trình
– Tổng cục Thủy lợi
 Các chủ đầu tư:
– 10 Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thủy lợi
– Các Sở NN&PTNT, UBND Thành phố, Ban quản lý dự án trực thuộc UBND tỉnh.
 Các đơn vị tư vấn: là đơn vị thuộc Bộ.
 Các đơn vị thi công: chủ yếu là đơn vị trong Bộ.
Phần 1. Kết quả thực hiện đầu tư (tiếp theo)

3. Kết quả đầu tư đến 2017.

 Chỉ còn 9 dự án đang thi công, trong đó hầu hết đã được Quốc hội và Chính phủ tiếp tục bố trí vốn và cho phép chuyển tiếp thực hiện trong kế hoạch trung hạn 2017-2020
 Đã hoàn thành 85 dự án, cả 85 dự án này đều được tập trung thi công cao độ và hoàn thành trong 10 năm qua (từ 2007 đến 2017). Có thể phân chia theo 7 vùng kinh tế

KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN THỦY LỢI VỐN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ GIAI ĐOẠN 2017 -2020

Vốn trung hạn đã bố trí (tỷ đồng)

Kế hoạch 2017-2020 đã được Quốc hội và Chính phủ thông qua, 2 nhóm:

 Các dự án dở dang và chuyển tiếp theo Nghị quyết 726/NQ-UBTVQH (14.600 tỷ đồng)
 35 dự án mới (22.200 tỷ đồng)
Các dự án mới
35 dự án với tổng vốn 22.200 tỷ đồng để đầu tư các công trình lớn, trọng điểm hoặc tác động trên vùng rộng lớn.
Phân chia theo 7 vùng kinh tế như sau

Đầu tư công trình bảo vệ các đoạn xung yếu trên đê sông Hồng, sông Cầu; xây dựng mới các hồ chứa nước và hệ thống kênh dẫn, đường ống cấp nước cho nông nghiệp và tạo nguồn nước sinh hoạt cho hàng ngàn héc ta của các vùng tương đối bằng phẳng có thổ nhưỡng tốt, như vùng cao nguyên Nà Sản, vùng đất canh tác rộng lớn ở các huyện Lạc Sơn, Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình, các huyện phía tây của Phú Thọ,..

Chủ yếu là nâng cấp, sửa chữa các hệ thống thủy nông lớn đã có vài hàng năm nay để đảm bảo duy trì năng lực cấp nước tưới tiêu theo thiết kế .

Chủ yếu là xây dựng hoàn thiện hệ thống kênh Ngàn Trươi – Cẩm Trang tiếp nước cho hệ thống thủy nông Linh Cảm, giảm úng ngập cho khu vực trũng của huyện Nông Cống, ngăn mặn cho khu vực TP. Quảng Trị và lân cận,..

Xây dựng mới các hồ chứa lớn để tạo nguồn cho các đập dâng đã có ở hạ du hoặc trực tiếp cấp nước cho các vùng canh tác rộng lớn, ngoài ra có sửa chữa nâng cấp hệ thống thủy lợi Thạch Nham tỉnh Quảng Ngãi.

Chủ yếu là xây dựng mới một số hồ chứa nước và hoàn thiện hệ thống kênh của hồ chứa Ja Mơr

Chủ yếu là đầu tư sửa chữa nâng cấp hệ thống kênh hồ Dầu Tiếng và xây dựng mới một số hồ chứa nhỏ, đập dâng ở vùng biên giới tỉnh Bình Phước.

Công trình lớn nhất hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé, đây là hệ thống kiểm soát mặn cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, còn đầu tư xây dựng một số trạm bơm, cống, đập và bờ bao để khép kín các vùng cần kiểm soát lũ ở đồng bằng theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.