Tái chế Rác sinh hoạt dễ hay khó

Ngày đăng: 20/06/2023 268 lượt xem

Thế nhưng với rác đô thị chưa được phân loại tại nguồn, không được sự quản lý hướng dẫn, tuyên truyền của chính quyền nên mọi thứ khi không sử dụng được nữa người dân đều cho vào thùng rác, từ thức ăn thừa hàng ngày, vỏ chai, lọ, cành cây, quần áo cũ, giẻ lau, giấy vụn, thậm chí một ít xà bần sửa chữa nhỏ trong gia đình, hoặc ngày nghỉ cả nhà tổng vệ sinh cũng bỏ vào thùng rác thì rác sinh hoạt không đáng kể so với các rác khác.

 

Do vậy có quá nhiều thứ bỏ lẫn vào rác sinh hoạt nên khi rác đưa đến nhà máy phân loại ra rác hữu cơ để làm phân là vô cùng khó khăn. Tỷ lệ thu hồi hữu cơ không nhiều nên chi phí cho thiết bị phân loại khá lớn.

Hơn nữa, trong rác hữu cơ một lượng lớn ni-long nằm lẫn vào cũng gây nhiều khó khăn khi phân tách ở các công đoạn sau.

Từ các đặc điểm nêu trên, việc tái chế rác từ hộ gia đình ra phân compost không hề đơn giản tí nào. Chi phí khá lớn. Nếu được phân loại tại nguồn, nếu chỉ cần phân làm 2 loại thôi thì chi phì này cũng giảm đáng kể.

Do đặc thù rác hộ gia đình ở Việt nam như nói trên, không một nhà sản xuất thiết bị nào đáp ứng hoàn toàn cho việc tiếp nhận, phân loại, tái chế rác hộ gia đình ra những sản phẩm có ích. Hơn nữa, do kinh tế Việt nam phát triển còn hạn chế, chi tiêu ngân sách cho việc làm sạch, cải thiện môi trường cũng rất hạn chế. Có bao nhiêu chi bấy nhiêu và người làm công tác xử lý rác chỉ làm theo giá trị được chi. Song song đó, tâm lý đóng góp của người dân cho việc thu gom, xử lý còn ỷ lại vào nhà nước lo. Người dân góp không đáng kể cho việc thu gom, vận chuyển, xử lý. Do vậy, việc tái chế, xử lý rác còn gặp nhiều khó khăn. Một bộ thiết bị dù nhập khẩu hay sản xuất trong nước cũng chỉ làm được một công đoạn. Trong tái chế xử lý rác có nhiều công đoạn khác nhau. Do vậy, khi thiết kế phải tính đầy đủ các yếu tố phân loại, đảo, xới tách ra mùn phân hữu cơ đạt chất lượng sử dụng cho cây trồng thì tỉ lệ thu hồi còn ít. Do vậy, việc tái chế rác sinh hoạt đòi hỏi người làm rác phải có cái tâm, phải có kiến thức về nông học, kiến thức cơ khí, kiến thức sinh học và cần đủ kinh phí để vận hành.

Chúng ta hãy hình dung rác hộ gia đình bình quân chưa đến 50% chất hữu cơ, khi đưa vào khu xử lý phải phân loại sơ bộ bằng sức người, rồi qua máy bâm, xé bịt ni-long, bao bì. Dao bâm rất mau hư và kẹt vì các chất sắt, vô cơ, xà bần.

Sau khi bâm, đưa qua máy sàn phân loại theo kích thước và tách dần dần ra rác hữu cơ và các loại rác khác nhau và tách ni-long.

Phần rác được cho là rác hữu cơ chiếm đa số được đưa qua ủ lên men. Ở công đoạn này, rác ủ được theo dõi kỹ lưỡng về nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng khí ở mức độ phù hợp để rác có thể hoai mục tốt theo kế hoạch.

 Nguồn http://www.biwase.com.vn